Lớp 14: Sự tương Tác Với Bên Ngoài
Xin chào các bạn, chào mừng các bạn quay trở lại khoá tu Bánh Xe Luân Hồi tại nhà. Hôm nay người phiên dịch của tôi là Alison Zhou. Cảm ơn bạn đã đến đây. Phần 14 được gọi là “Sự tương Tác Với Bên Ngoài”.
Và hình ảnh được sử dụng ở đây là một đám trẻ con đang nhìn ra cửa sổ bằng kính viễn vọng. Và loại hình ảnh này đại diện cho tất cả các phần của tâm trí các bạn đang tạo ra sự tương tác đầu tiên với bên ngoài.
Vì vậy, chúng ta đã học về Bánh Xe Luân Hồi đến đâu rồi nhỉ Chúng ta có nhân duyên số một: các bạn hiểu sai chồng của các bạn, các bạn nói, ” Tôi đã không làm gì cả— anh ấy đã la mắng tôi!” Sau đó bước số hai: các bạn tạo ra nghiệp bởi vì các bạn không hiểu anh ấy. “Em không ngốc, anh mới là đồ ngốc”. Tiếp đó nghiệp đó bị khắc sâu vào trong tâm thức. Các bạn mang theo tâm thức đó tới kiếp sau của mình, nó đi vào tử cung— nó đi vào máu và tinh dịch. Trong tiếng Tây Tạng, nó được gọi là máu và tinh dịch. Tôi đã đang gọi nó là máu huyết và tinh dịch, Nhưng tất nhiên chúng ta hiểu—bây giờ chúng ta có những chiếc kính hiển vi— Đó thực sự là tinh dịch và trứng của người mẹ nằm trong máu huyết.
Được rồi, tiếp đó tâm thức đi vào chất đó—những chất đó — tại nhân duyên số 3, nó được gọi là “ý thức” và nó là con khỉ đang đi vào trong tử cung. Nhân duyên số 3 được gọi là “ý thức” nhưng nó là con khỉ đang đi vào trong tử cung. Và rồi chúng ta đã nói về nhân duyên số 4 rồi, về cơ bản đó là cơ thể và tâm thức của các bạn đang phát triển bên trong tử cung.
Và bây giờ chúng ta sẽ học đến nhân duyên số 5. Đừng quên tại sao chúng ta lại đang học tất cả những nhân duyên này— đây là những bước trong quá trình kích hoạt lẫn nhau. Và chúng là cách mà chúng ta chìm trong phiền não. Nếu các bạn ở trong vòng luân hồi này, ác bạn đang gặp rắc rối trong cuộc sống của mình—Các bạn sẽ sống và các bạn sẽ chết. Và mục đích của việc học tất cả những nhân duyên này, là để học cách làm thế nào để dừng chúng. Nó không có nghĩa là chúng ta biến mất. Niết Bàn không có nghĩa là các bạn biến mất; nó chỉ có nghĩa là cuộc sống của các bạn thay thành một cuộc sống hoàn hảo, nơi các bạn
không thể chết và các bạn không thể già đi.
Được rồi, vì vậy chúng ta đã học đến nhân duyên số 5. Trong tiếng Tây Tạng, nó được gọi là ngapa kye che (LNGA PA SKYE MCHED). Và nó có nghĩa là “[năm] cánh cửa của giác quan”. Hãy cùng xem văn bản: ngapa kye che kyi tendrel ni (LNGA PA SKYE MCHED KYI RTEN ‘BREL NI) Vậy nhân duyên nào mà chúng ta gọi là số 5? Và đây là các cơ quan của giác quan. mik na sok kyi kye che druk druppa ne sung (MIG RNA SOGS KYI SKYE MCHED DRUG GRUB PA NAS BZUNG). Vì vậy, nhân duyên này xuất phát từ thời điểm các phương tiện để trải nghiệm thế giới của các bạn đang phát triển, như mắt và tai của các bạn.
Vì thế nó giống như trong Bát Nhã Tâm Kinh: mik me, nawa med, na me, che me, lu me, yi me, suk me (MIG MED, RNA BA MED, SNA MED, LCE MED, LUS MED, YID MED, GZUGS MED) Nó xâm nhập vào mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm trí. Vậy nên tâm trí của các bạn cũng là một trong các giác quan. Được rồi, vì vậy Ngài ấy nói “6 giác quan” ở đây. Vậy nên, một khi các bạn có đôi mắt thì các bạn có thể bắt đầu trải nghiệm thế giới bên ngoài. Trải nghiệm đó bắt đầu khi mắt gặp phải đối tượng, gặp tâm trí đằng sau mắt. Ba điều này.
Cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể trải nghiệm các chi tiết của đối tượng. Chúng ta có đôi mắt, chúng ta có mũi chúng ta có đôi tai, nhưng chúng giống như những ngôi nhà trống và đó là hình ảnh trong nhân duyên ở đây. Không ai đang nhìn ra ngoài cửa sổ hết. Vậy nên đầu tiên, những năng lực giác quan đó phải phát triển, và sau đó các bạn có thể nhìn ra ngoài thông qua chúng.
lu dang yi kyi wangpo ni mer merpoy kap ne yupar sung (LUS DANG YID KYI DBANG PO NI MER MER PO’I SKABS NAS YOD PAR GSUNGS,)—Nó nói lên rằng thậm chí ngay từ lúc ý thức của các bạn đi vào máu và tinh dịch hỗn độn đó, các bạn vẫn chưa có đôi mắt. Nhưng theo truyền thống, họ nói ngay từ vài phút đầu tiên ở bên trong mẹ của các bạn, khi tâm thức của các bạn đi vào những chất lỏng đó, các bạn đã có năng lực giác quan của và các bạn có một loại da—ngay bây giờ nó mới chỉ là lớp màng váng thôi.
dzu kye tabur kam okma nyi su ming suk kyi tendrel dang, kye che kyi tendrel chik char du drup (RDZUS SKYES LTA BUR KHAMS ‘OG MA GNYIS SU MING GZUGS KYI RTEN ‘BREL DANG, SKYE MCHED KYI RTEN ‘BREL CIG CAR DU ‘GRUB,) Bây giờ có một kiểu sinh ra đặc biệt ở trong Đạo Phật, những người đặc biệt nhất định thì mới được sinh ra trong một giây, hoàn toàn— bên trong một bông sen chẳng hạn. Nó lớn như thế này … và sau đó trong 1 giây, họ giống như “pop” và họ có nguyên cả con người. Vì vậy trong 2 cõi thấp hơn—cõi dục giới và cõi sắc giới—Họ nói rằng Danh và Sắc … hai phần của cơ thể và tâm thức bên trong tử cung— Hai phần: cơ thể và tâm thức, bên trong tử cung. Và nhân duyên này là số 5—nhân duyên số 5, các giác quan của các bạn—nếu các bạn được sinh ra một cách kỳ diệu, những điều đó xảy ra cùng một lúc. Vì vậy, không có sự phân biệt giữa cơ thể bên trong tử cung và cơ thể bên ngoài tử cung.
suk me la ming gi tendrel dang, yi kyi kye che kyi tendrel tsam le suk dang ky che suk chen ngay tendrel med (GZUGS MED LA MING GI RTEN ‘BREL DANG, YID KYI SKYE MCHED KYI RTEN ‘BREL TZAM LAS GZUGS DANG SKYE MCHED GZUGS CAN LNGA’I RTEN ‘BREL MED)—Khi các bạn nói về một người được sinh ra ở cõi vô sắc giới, Họ không có tên của “Danh và Sắc”, bởi vì phần Danh … Tôi xin lỗi … Tôi xin lỗi … họ không có phần Sắc; Họ chỉ có phần Danh— chỉ là phần tâm thức. yid kyi kye che kyi tendrel (YIK KYI SKYE MCHED KYI RTEN ‘BREL)— Họ có cơ quan giác quan của ý, nhưng họ không có những giác quan khác— 5 giác quan khác: mắt, tai và mũi …
Điều đó kết thúc phần trình bày của Ngài ấy về các giác quan. nga pa kye che Đúng rồi, phần số năm. Được rồi, chúng ta đã tới nhân duyên số 6, Được gọi là “tương tác”. Và đây là mô tả … nó không quá dài. Nhân tiện, bức hình là một người đàn ông đang chạm vào một người phụ nữ nhưng nhân duyên này không liên quan gì tới tình dục hoặc đại loại như thế—nó là một loại tương tác khác. Vì thế bức tranh chỉ là một ẩn dụ. drukpa rekpa ni (DRUG PA REG PA NI)—Nhân duyên số 6 được gọi là ”sự tương tác”. Vì vậy, bây giờ các cơ quan giác quan đã hình thành và có ba điều tạo sự tương tác.
Được rồi, ví dụ đây là mắt của các bạn—năng lực của mắt. Rồi đây là một quả táo đỏ, và rồi đây là nhận thức về quả táo đỏ. Vậy nên khi mắt nhìn thấy màu đỏ và tâm trí ý thức được màu đỏ, khi ba điều này tạo sự tương tác, chúng ta gọi nó là “sự tương tác”. Vậy ở đây trong văn bản nói rằng: yul wangpo namshe sum tre (YUL DBANG PO RNAM SHES GSUM ‘PHRAD). Đối tượng (quả táo đỏ), năng lực giác quan (con mắt), và nhận thức (về quả táo đỏ), chúng gặp nhau và đó được gọi là “sự tương tác”. Được rồi, sau phần tương tác … Tiếp đó, chúng ta nên nói thế nào nhỉ … nhân tiện đây, trong sự tương tác … xin lỗi … Tôi sẽ thay đổi điều đó. Phần tương tác đó, theo thời gian các bạn có thể phân biệt được, “Ồ, đây là một cái gì đó tốt đẹp, đây là một cái gì đó không tốt đẹp”, khoảng thời gian tương tác đã được tạo ra, nhưng các bạn chưa cảm thấy gì đâu. Nhân duyên đó được gọi là số 6, “tương tác”.
Được rồi, bây giờ điều đó dẫn đến nhân duyên số 7. Nhân duyên số 7 được gọi là dunpa tsorwa (BDUN PA TSOR BA). dunpa (BDUN PA) có nghĩa là nhân duyên số “7” tsorwa (TSOR BA) có nghĩa là “cảm xúc”. Đây là định nghĩa: dunpa tsor ba ni rekpay kyen gyi tsowar de duk tang nyom sum chi rik kyewa te (REG PA’I RKYEN GYIS TSOR BA BDE SDUG BTANG SNYOMS GSUM CI RIGS SKYE BA STE)— Bởi vì tâm thức, và năng lực giác quan, và đối tượng tạo sự tương tác, tiếp đó các bạn có thể bắt đầu nói, ” ồ, tôi thích những quả táo,” hoặc, “Tôi bị dị ứng với táo”.
Và các bạn có thể cảm thấy vui hoặc các bạn có thể cảm thấy buồn, và đó được gọi là “cảm xúc”. Bức tranh truyền thống là một loại cảm xúc rất kinh khủng—người đàn ông có một mũi tên trong con mắt anh ấy, và nó chỉ là một ví dụ đặc biệt về cảm xúc. Đương nhiên, anh ấy cảm thấy đau dữ dội.
Lúc này có những loại cảm xúc nào? de duk tang nyom (BDE SDUG BTANG SNYOMS). de (BDE) có nghĩa là “cảm xúc tốt.” duk (SDUG) nghĩa là duk ngel (SDUG BSNGAL) có nghĩa là “đau khổ.” tang nyom (BTANG SNYOMS) có nghĩa là “Tôi không cảm thấy tốt, tôi không cảm thấy tệ”—chỉ là cảm xúc “trung tính”. chi rik kyewa te (CI RIGS SKYE BA STE)—Ngay khi có sự tương tác, Một trong những cảm xúc đó sẽ xuất hiện. Bây giờ thường thì chúng ta sẽ nói, “các bạn cảm thấy thế nào?” Trong tiếng Anh chúng tôi nói, ““Ồ, lúc này tôi chẳng cảm thấy gì cả”. “Tôi không thích điều này, tôi không ghét điều này—tôi chỉ là không có cảm xúc gì lúc này”. Nhưng trong triết lý Phật giáo, các bạn luôn luôn cảm nhận điều gì đó.
Cảm xúc có thể là trung tính, nhưng các bạn vẫn đang có cảm xúc. Một khi có tiếp xúc với thế giới bên ngoài, hoặc thậm chí nghe chính những suy nghĩ của các bạn thì các bạn, Các bạn sẽ bắt đầu cảm nhận điều gì đó. Và một trong những loại đau khổ trên thế giới này là việc các bạn không thể tắt đi những cảm xúc đó. Khi tôi mới bắt đầu giảng dạy ở New York, có lẽ 35 năm trước, Tôi đã từng phỏng vấn mọi học viên. Và tôi đã không có thời gian, tôi đã từng phỏng vấn họ—bởi vì tôi làm việc toàn thời gian ở doanh nghiệp kim cương— vì thế tôi gặp mọi người vào giờ ăn trưa. Và tôi nhớ rõ nhất cuộc gặp với người này, nó ở trên Đại lộ số 5, và chúng tôi cùng ăn trưa với nhau. Và tôi đã hỏi, “bạn kiếm sống bằng gì?” Và anh ấy đã nói, “Tôi ăn cắp đồ—tôi là một tên cướp”. Rồi đột nhiên tôi lo lắng, Tôi bắt đầu giữ điện thoại mình như thể … tôi nói, “Ồ … ồ, thật hả?” “Đúng vậy, tôi đột nhập vào nhà của người ta”. Tôi ngạc nhiên. Tôi hỏi, “tại sao bạn làm chuyện đó?”
Anh ấy nói “Tôi nghiện heroin”. Tôi thì giống như “Cái gì?” Anh ấy nói, “Tôi nghiện heroin.
Tôi chích heroin. Tôi cần tiền”. Rồi tôi nghĩ “Ôi, gã này không thể vào trường chúng tôi được, anh ấy sẽ ăn cắp mọi thứ”. Nhưng có điều gì đó đã xuất hiện trong tâm trí tôi. Tôi đã nói, “Tôi chưa bao giờ thử heroin”. Tôi nói, “Tại sao bạn làm điều đó? Tại sao bạn lại dùng heroin?” Anh ấy nói, “Tôi muốn ngừng cảm nhận mọi thứ. Tôi không quan tâm đến cảm xúc tốt hay cảm xúc tệ, tôi chẳng muốn bất cứ cảm xúc nào cả tôi không muốn tự tử, vì tôi sợ—tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng tôi mệt mỏi vì cảm nhận mọi thứ, chúng quá sức đối với tôi. Chỉ sau khi tôi dùng heroin, trong một tiếng hoặc hai tiếng tôi không cảm nhận bất cứ điều gì”.
Thực ra thì, những gì chúng ta phải nói dựa theo điều này thì anh ấy cũng đang cảm thấy mọi thứ. Đó là cảm xúc trung tính. Chúng ta luôn cảm nhận và đó là một trong những sự đau khổ của Bánh xe Luân hồi. Các bạn không thể ngừng cảm xúc. Em trai tôi đã tự sát. Và em ấy rất thông minh, em ấy mạnh khỏe và đẹp trai và hai mươi tuổi. Nhưng em ấy nói “em muốn dừng cảm nhận”. Và em ấy đã tự sát. Bây giờ thật không may, trong Bánh xe Luân hồi, ngay cả khi các bạn bắn vào não, điều mà em ấy đã làm, các bạn không thể dừng cuộc sống lại—tâm thức vẫn sống. Và tâm thức sẽ không chết và tâm thức sẽ đi đến nơi khác, và nó sẽ đi qua một vòng tròn khác, và các bạn sẽ có cảm xúc— nó sẽ không dừng lại một giây nào.
Vì thế chúng ta cần tìm một cách khác thoát ra khỏi vòng luân hồi. Và đó là lý do chúng ta đang nghiên cứu về Bánh Xe Luân Hồi. Vì vậy chúng tôi sẽ gặp lại các bạn trong phần 15. Chúng ta sẽ tìm hiểu … sau khi các bạn gieo hạt giống, điều gì khiến hạt giống bắt đầu tăng trưởng?
[Allison]: Bắt đầu hay dừng lại? [Geshe Michael]: Bắt đầu. Và chúng ta sẽ nói về điều đó trong phần 15.
Hẹn gặp lại các bạn.